9 lý do ủng hộ tuyển Châu Âu chiến thắng ở Ryder Cup 2020
Tuyển châu Âu của đội trưởng Padraig Harrington đã có mặt đầy đủ ở Whistling Straits và mang theo cup họ đã vô địch năm 2018 ở Le National. Chắc chắn họ cảm thấy không hề phiền chút nào nếu lại phải mang về châu Âu lần nữa mặc dù phải chiến đấu trên sân nhà của Mỹ.
Quá nhiều những con số về chiến thắng của châu Âu nhiều năm qua đã minh chứng về cách chơi golf đồng đội hiệu quả, đoàn kết và họ cũng chẳng thiếu những ngôi sao. Bước tới Ryder Cup 2020, rất nhiều chuyên gia vẫn có niềm tin châu Âu vẫn có cơ hội lớn để mang cup về, kể cả trước một đội hình mạnh nhất trong lịch sử của tuyển Mỹ năm nay.
Dưới đây là 9 lý do:
1. Thắng trên sân Mỹ
Tuyển Mỹ chưa từng thắng hai lần trên sân nhà liên tiếp kể từ Ryder Cup 1983, Mỹ khi đó vô địch Ryder Cup 1979 rồi sau đó 1981 ở châu Âu và trở lại Mỹ năm 1983. Nhưng kể từ đó là thời điểm tuyển châu Âu bắt đầu hành trình thống trị hơn 30 năm qua. Lần gần nhất Mỹ thắng ở sân nhà là ở Hazeltine National Golf Club 2016, nhưng để thua rất cách biệt 2 năm sau đó.
2. Châu Âu áp đảo
Theo lịch sử Ryder Cup từ năm 1927 đến nay thì tuyển Mỹ vẫn đang có nhiều chiến thắng hơn với 26 lần vô địch. Nhưng phần lớn họ có chiến thắng trước đội tuyển khi đó là vương quốc Anh, sau này thêm cả Ai len. Nhưng kể từ khi toàn cõi châu Âu hợp nhất để đấu với Mỹ, thì mọi thứ đã đổi chiều.
3. Sân Whistling Straits
Đây là sân đấu với phong cách khá giống với nhiều sân ở châu Âu với địa hình cát, cỏ đuôi châu và đặc sản gió. Bên cạnh đó trong 3 lần PGA Championship tổ chức ở đây thì không có tay golf Mỹ nào lên ngôi. Ba golfer đó gồm Vijay Singh, Martin Kaymer và Jason Day. Với một sân đấu như kiểu Links chỉ khác là nó bên cạnh hồ Michigan, phải chăng tuyển Mỹ đang tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tuyển châu Âu.
4. Tuyển châu Âu với chuỗi thắng liên tiếp
Kể từ năm 1993, cứ mỗi lần Mỹ thắng là theo sau những cuối thua liên tiếp của họ ở 3 kỳ. Họ phải trải qua điều đó tới hai lần. Mỹ vô địch 2016 nhưng thua 2018 và đang được dự đoán dễ gặp lại cái dớp này.
5. Mỗ lần lùi giải đấu đều tạo nên bước ngoặt
Lần gần nhất mà Ryder Cup phải trì hoãn một năm là vào năm 2001 khi vụ tấn công 11 tháng 9 xảy ra, và phải lùi sang 2002, tuyển châu Âu khi đó đã lên ngôi ở The Belfry.
Ryder Cup lần này cũng bị hoãn do dịch bệnh Covid 19 từ 2020 sang 2021. Đây cũng là điểm tựa tâm lý giúp tuyển châu Âu tin vào cái 'vía' đó.
6. Những đội trưởng người Ai len
Châu Âu từng có 1 đội trưởng Ai Len trước đó là Paul McGinley, giúp tuyển vô địch 2014. Lúc này Padraig Harrington trở thành đội trưởng người AiLen thứ 2 trong lịch sử dẫn dắt tuyển châu Âu.
7. 4 điểm
Một golfer của tuyển châu Âu đã ghi được ít nhất 4 điểm ở tổng 8 trên 9 sự kiện Ryder Cup gần đây. Như vậy họ luôn là tay golf rất mạnh ở thể thức Match Play này.
8. Họ có golfer số 1 thế giới và hàng loạt những tay golf giàu kinh nghiệm.
Tuyển châu Âu đang sở hữu Jon Rahm - golfer số 1 thế giới và về thứ 2 ở Tour Championship mùa này. Mặc dù nhà vô địch US Open không qua cắt ở sự kiện mở màn PGA TOUR tuần trước nhưng anh được kì vọng là tay săn điểm của tuyển châu Âu năm nay. Bên cạnh Rahm thì còn có cựu số 1 thế giới là Rory Mcilroy, hay hàng loạt các golfer có kỷ lục ghi điểm Ryder Cup là Sergio Garcia, chiến binh thép Ian Poulter và Lee Westwood.
9. Tình đoàn kết, tương trợ và kỷ luật
Tuyển châu Âu luôn bị đánh giá thấp hơn về mặt so sánh thành tích cá nhân với tuyển Mỹ. Nhưng Ryder Cup là thể thức đồng đội, nó cần chiến thuật từ đội trưởng, tính kỷ luật, đoàn kết của các thành viên. Điều này nếu bất kỳ ai theo dõi tuyển châu Âu nhiều năm qua đều thấy rõ họ làm tốt hơn Mỹ rất nhiều. Thậm chí có những năm họ vô địch với các thành viên có thứ hạng kém hơn Mỹ rất nhiều. Đúng là ở Ryder Cup, mọi thống kê về con số dường như không nói lên nhiều điều.
GolfEdit.com
Bình luận
Bạn phải đăng nhập để bình luận.