Thứ 7, 27 Tháng 4 2024 Hà Nội °C

"Tôi luôn muốn fairway càng hẹp càng tốt, bởi tôi không muốn chỉ mình tôi phải đánh bóng từ khu vực cỏ Rough" - Seve Ballesteros

Góc nhìn

Từ BRG Open Golf Championship đến hành động cho Golf Việt

Từ BRG Open Golf Championship đến hành động cho Golf Việt

(Joe Heraty - golfer người Anh tại vòng chung kết BRG Open Golf Championship. Ảnh: Trần Ngọc Lân/Golfnews)

BRG Open Golf Championship “Ngày hội gôn” tại Việt Nam

Như chúng ta đã biết ADT (Asia Development Tour) và Tập đoàn BRG hợp tác tổ chức giải BRG Open Golf Championship thuộc hệ thống ADT trong 03 năm tại sân gôn BRG Đà Nẵng. ADT là hệ thống giải ở “lớp dưới”, mang đúng nghĩa để phát triển cho hệ thống Asian Tour. Nhưng giải này thực sự là “ngày hội gôn” của Việt Nam vì có nhiều VĐV có trình độ, chất lượng chuyên môn cao hơn rất nhiều so với VĐV Việt Nam. Có hơn 140 golfer đến từ khắp thế giới trong đó có 25 VĐV hàng đầu của Việt Nam bao gồm chuyên nghiệp và nghiệp dư được tham dự.

“Năm nay chất lượng VĐV tốt hơn năm ngoái vì có hơn 63 VĐV chuyên nghiệp Thái Lan tham gia giải. Năm ngoái thời gian tổ chức trùng với giải kỷ niệm 50 năm ra đời All Tour Thailand nên họ ít tham gia” Ông Ken Kudo – Đại diện phụ trách kinh doanh của ADT chia sẻ với người viết tại sảnh club house sân BRG.

Đúng như vậy điểm cắt loại năm nay là +2 cao hơn so với năm ngoái +9 ở cùng một sân đấu. Qua chia sẻ của Ken Kudo và thực tế kết quả cho thấy “sức mạnh” của các gôn thủ Thái Lan (VĐV) trong khu vực ASEAN. Họ có 33 VĐV qua cắt trong tổng số 56 VĐV ở vòng đấu cuối, với tổng số lượng VĐV là 141. Việt Nam có 03 VĐV vượt qua nhát cắt trong đó 02 VĐV chuyên nghiệp là Nguyễn Nhất Long, Doãn Văn Định và Nguyễn Anh Minh thi đấu với tình trạng nghiệp dư. 

Năm nay giải đấu được thiết lập kỹ thuật khó đặc biệt tốc độ green cao và nhiều vị trí cờ cắm khó. Sân thi đấu của giải là sân Nicklaus do huyền thoại Jack Nicklaus thiết kế, đây là sân đấu chuẩn quốc tế và rất thách thức với mọi VĐV.Sân có số gậy chuẩn 72, chiều dài 7380 Yard, với các vị trí cắm cờ mang đúng chất “đặc sản” của ADT …khó nhất có thể trên green. Người viết cũng có trao đổi với vài VĐV quốc tế tại giải họ đều có chung một câu trả lời: sân rất thách thức. Thậm chí 1 VĐV từ Malaysia còn nói đây là sân thách thức nhất từ trước đến nay mà VĐV này tham dự sau 02 ngày đánh thử sân. 

Nhìn qua bảng thành tích của giải

Golfer lên ngôi vô địch là Aaron Wilkin có vòng chung kết 65 gậy bogey free để xuất sắc vượt qua golfer đồng hương là Deyen Lawson với cách đúng 1 gậy. Mặc dù Deyen Lawson có lợi thế lớn để lên ngôi nhưng đáng tiếc là anh để mất phong độ ngày cuối. Đạt tổng điểm âm 10, Aaron Wilkin ẵm chiến thắng BRG Open Golf Championship lần đầu tiên trong sự nghiệp.

AaronWilkin3

Aaron Wilkin - golfer vô địch BRG Open Golf Championship. Ảnh: Trần Ngọc Lân/Golfnews

Về thành tích của các VĐV Việt Nam hai VĐV chuyên nghiệp: Nguyễn Nhất Long về vị trí 37, Doãn Văn Định đứng vị trí 56, VĐV nghiệp dư Nguyễn Anh Minh đứng vị trí thứ 8. Một thực tế chúng ta đều biết VĐV chuyên nghiệp của chúng ta còn một khoảng cách xa để hoà nhập cùng khu vực và sau đó đi xa hơn. Một kết quả của việc phát triển gôn trẻ Việt Nam gần đây là các VĐV trẻ đã bắt đầu nhưng bước đi đầu tiên trên để sánh vai với các bạn trong khu vực và chúng ta có kỳ vọng vào các lớp trẻ sắp tới khi Lê Khánh Hưng đi học tại học viện gôn ở Mỹ, 06 bạn trẻ tài năng sang học tại học viện gôn Thái Lan.

BRGOpen2023Result

Hệ thống chuyên nghiệp của Việt Nam mới được thành lập trong chưa đầy 5 năm, vẫn còn nhiều khó khăn phía trước. Nhưng đây chính là thời điểm chúng ta cần có sớm các giải pháp để có các bước tiến theo kịp khu vực. 

AnhMinhBRG

Nguyễn Anh Minh tại BRG Open Golf Championship. Ảnh: Trần Ngọc Lân/GolfNews

Vậy chúng ta nên làm gì ?

Tập trung hơn nữa cho gôn trẻ ai cũng biết và đồng tình, nhưng cụ thể là gì ? 

  • Nên có cơ chế khuyến khích các VĐV trẻ tham gia các giải chuyên nghiệp với cơ cấu cụ thể như: Phí đóng giải, tỉ lệ % giành cho VĐV trẻ - nghiệp dư và duy trì thưởng mức tiền mặt cho các VĐV nghiệp dư theo quy định là dưới 1000 USD (Amateur hôm nay Pro ngày mai). Việc này được các nước trong khu vực là : Malaysia, Indonesia và Philippine áp dụng rất tốt, thậm chí các giải nghiệp dư cũng có tiền mặt cho các vị trí 1-2-3, thực tế đã có tác dụng rất lớn. Chúng ta đều biết nguyên lý đơn giản - tại các giải đấu tiền thưởng đến từ các nhà tài trợ, để kiếm nhà tài trợ thì cần số lượng khán giả, khán giả xem vì có các VĐV trẻ và chất lượng cao. Chắc chắn cả những thế hệ Pro hiện tại và đi trước của nước ta cũng mong muốn lớp trẻ phát triển và giúp đỡ các lớp sau tham gia cùng để phát triển, như các cụ nói “con hơn cha là nhà có phúc”.  Ở các nước có nền công nghiêp gôn phát triển thì sự trênh lệch giữa chuyên nghiệp và nghiệp dư rất lớn, nên được chơi các giải chuyên nghiệp là một đặc ân với nghiệp dư nên họ không áp dụng việc thưởng tiền mặt (Các Amateur được mời tham dự vì thành tích của họ, đây là phần thưởng) ví dụ như Thái Lan, Hàn Quốc….. và các giải chuyên nghiệp như ADT, ASIA TOUR, ALL TOUR THAILAND ...đều có các khách mời là các VĐV không chuyên.
  • Nên có lộ trình để sớm mở các giải của hệ thống giải chuyên nghiệp trong nước để có sự cạnh tranh và cọ sát với VĐV nước ngoài như người viết đã đề cập ở trên. VGA có lịch sử 18 năm, cũng đủ thời gian và các dữ liệu cho các cấp quản lý đưa ra sự điều chỉnh. Có nhiều luận án và tài liệu đã chứng minh trong lĩnh vực kinh tế sự "bảo hộ" chỉ được dùng như một chiến thuật ngắn hạn, không thể dùng nó như một chiến lược được vì sự phản tác dụng của nó sẽ gây ra nguy hại, có lẽ trong Gôn chắc cũng vậy, vì bản chất sự "bảo hộ" ở đây chính là sự "bảo hộ" cho việc phát triển nguồn nhân lực như vậy càng nguy hại hơn… phát triển nguồn nhân lực thì cạnh tranh là yếu tố sống còn. Bên cạnh đó nên khuyến khích và tạo điều kiện để có thêm các giải thuộc hệ thống ADT hoặc tương đương trong các năm tiếp theo.
  • Các cấp lãnh đạo ngành gôn cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho các VĐV trẻ được tham gia ngày càng nhiều các giải đấu chất lượng cao ở các nước có công nghiệp gôn phát triển cũng như đem các giải (Tour) - đào tạo chất lượng quốc tế về Việt Nam. Về mặt tinh thần đó là các lộ trình phát triển và thực thi những cam kết để tạo sự yên tâm cho các gia đình và các thế hệ trẻ khi dấn thân vào …con đường gôn.

GolfEdit.com

Tin liên quan: Góc nhìn

Tin gợi ý

Hội Golf đồng hành

golfedit
golfedit
golfedit
golfedit
golfedit

Đối tác

golfedit
@2012 Bản quyền bởi GolfEdit.com
Phát triển bởi