Ernie Els: Thi đấu ở Royal St George giống như trên mặt trăng vậy
Thực tế đó là câu nói ví von nhưng nếu nhìn vào bề mặt của sân đấu có lần thứ 15 tổ chức The Open - Royal St George, thì không ít người tin rằng bạn đang chơi golf trên một sân đấu ở mặt trăng. Không có một nơi nào bằng phẳng khi các phần đều lồi lõm, trùng điệp trải dài dọc bãi biễn của vùng Kent.
Golfer với biệt danh Big Easy nói: "Không có chỗ nào phẳng trên sân đấu này. Bất kể bạn đứng đâu cũng có cảm giác như đang ở trên mặt trăng vậy"
Ernie Els vô địch The Open 2002
GettyImages
Mark Calcavecchia, the Champion Golfer của năm 1989, đã nói về sân đấu ở đây, đứng trên teebox thực sự quá mung lung và không dễ để đưa bóng lên fairway vì bạn không biết chính xác nó ở chỗ nào để đánh. Ngay cả Tiger Woods, người từng ba lần nhận Claret Jugs trong 15 Major của mình, cũng từng gặp khó ở teebox đầu tiên tại The Open 2003 trên sân Royal St. George’s và mắc triple bogey; anh về sau Ben Curtis với cách biệt hai gậy.
“Tôi tin rằng, St George là sân đấu kỳ quoặc nhất về bố cục sân cũng như cách thiết lập kỹ thuật ở đây" - Nhà vô địch The Open 2009, Stewart Cink nói. Cink từng về T34 năm 2003 và đồng hạng 30 năm 2011 trên Royal St. George’s. Trong hai kỳ thi đấu ở đây, chỉ có 5 tay golf về điểm âm tại giải.
“Mặc dù vậy đây là sân golf quá tuyệt vời để trải nghiệm thử thách cá nhân ở trình độ khác biệt. ” Cink nói. “Nhưng độ nảy của sân St. George rất có đoán định và bạn chỉ biết bóng ở đâu khi nó đã dừng lại. Bề mặt không bằng phẳng khiến bóng lăn cũng không theo những suy tính. Ngoài ra ở 9 đường sau, có những đường gờ dốc chạy dọc với góc lên tới 45 độ, khiến bạn có thể đưa bóng lệch từ bên này sang bên kia. Phát bóng tốt lên fairway rồi nhưng cuối cùng bóng không lên green mà đi theo một đường đi khác là chuyện bình thường"
Cink nói: “Việc của bạn cần làm lúc này là hãy sãn sàng với những điều kỳ quoặc trên”
Royal St. George ra mắt lần đầu ở The Open 1894, thì đây cũng là lần đầu tiên British Open tổ chức ngoài Scotland. Với việc tiếp giáp hoàn toàn với biển, Royal St. George’s, giống như tất cả các sân links khác khi mà sức ép từ gió thổi vào sẽ luôn là thử thách cho các golfer. Sau 134 năm qua, khi The Open có lần thứ 15 tổ chức ở St George, các trạng thái sân links ngày càng khắc nghiệt khi cảnh quan càng trở nên gồ ghề dẫn tới những cú đánh bị rơi vào điểm mù, green ngày càng nhiều dốc và khó phán đoán được đổ, một loạt các bunker giếng đặc trưng được thêm vào; bên cạnh đó là nhiều ngọn đồi cát khổng lồ, có cả bunker hai tầng cực sâu ở bên phải fairway hố thứ 4 có tên gọi "Himalayas".
Có một con kênh nữa nhỏ có tên “Suez” –chạy dọc fairway hố 14 Par5. Bên phải hố là một đường dài OB. Đây là hố đấu đã phá tan niềm hi vọng của Dustin Johnson (golfer số 1 thế giới hiện tại) khi anh đánh cú thứ 2 vào OB ở vòng chung kết The Open 2011, xếp sau hai gậy so với nhà vô địch Darren Clarke.
Ngoài ra điều kiện sân cứng mềm cũng thay đổi kết quả thi đấu của các golfer. Theo dự báo, tuần diễn ra The Open 2021 trời không mưa và thời tiết đẹp. Điều này càng khiến cho fairway cứng và bóng nẩy cũng như lăn nhiều. Tuy nhiên trưởng ban trong tài từ R&A có thông báo sẽ phun nước một số khu vực fairway vừa để chăm sóc cỏ và cũng sẽ làm thay đổi điều kiện sân thi đấu.
The Open 2021 là giải đấu thứ 149 của sự kiện Major lâu đời nhất thế giới. Giải diễn ra từ ngày 15/7- 18/7 trên sân St George, Anh. Giải tường thuật trực tiếp trên kênh FoxSports2 Việt Nam vào 12h30 vòng 1,2.
GolfEdit.com
Bình luận
Bạn phải đăng nhập để bình luận.