Thứ 2, 07 Tháng 4 2025

“Tôi chưa bao giờ chơi một vòng mà không học được điều gì đó mới về bộ môn này cả.” – Ben Hogan

Khám phá
GolfEdit GolfEdit
February 14, 2025, 6:55 am

The Genesis Invitational tưởng nhớ người mẹ quá cố của Tiger Woods với lá cờ đặc biệt tại hố thứ 7

The Genesis Invitational tưởng nhớ người mẹ quá cố của Tiger Woods với lá cờ đặc biệt tại hố thứ 7

Một là cở trắng được sử dụng tại hố số 7, điều này nhằm tôn vinh những cống hiến và di sản của bà Kultida Woods, mẹ Tiger Woods - người qua đời vào ngày 4/2 vừa qua. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, trí tuệ và trường tồn trong Phật giáo. Con số bảy cũng có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Phật giáo, gắn liền với 7 yếu tố giác ngộ.

Tiger Woods, nhà tổ chức của giải The Genesis Invitational, đã rút lui khỏi giải đấu vào thứ Hai: "Tôi đã lên kế hoạch thi đấu tuần này, nhưng tôi chưa sẵn sàng. Tôi đã cố gắng hết sức để chuẩn bị, biết rằng đó là điều mẹ tôi mong muốn, nhưng tôi vẫn đang dần chấp nhận sự mất mát này. Cảm ơn tất cả những người đã gửi lời chia buồn. Tôi hy vọng sẽ có mặt tại Torrey vào cuối tuần và trân trọng sự quan tâm mà mọi người đã dành cho tôi kể từ khi mẹ tôi qua đời."

Trong suốt hành trình sự nghiệp lẫy lừng của Tiger Woods, bà Kultida luôn hiện diện liên tục trong mọi hành trình. Bà chính là người không chỉ cổ vũ Tiger mà còn là người liên tục chỉ bảo, dạy dỗ và giúp con có ý chí kiên cường, chiến thắng. Bà Kultida đã giới thiệu Phật Giáo đến Tiger Woods, giúp anh nhận thức rõ những việc đang làm, sẽ làm và phải làm. 

7 yếu tố giác ngộ trong Phật Giáo

Trong Phật giáo, 7 yếu tố giác ngộ hay còn gọi là Thất giác chi hoặc Thất bồ đề phần là những phẩm chất tinh thần giúp hành giả đạt được sự giác ngộ. Đây là một phần quan trọng trong con đường tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cụ thể, 7 yếu tố giác ngộ bao gồm:

1. Niệm (Sati)

- Là sự chánh niệm, tỉnh thức, và nhận biết rõ ràng về thân, tâm, và các đối tượng xung quanh.
- Giúp hành giả không bị cuốn theo những suy nghĩ hay cảm xúc vẩn vơ.

2. Trạch pháp (Dhammavicaya)

- Là khả năng phân tích, quán chiếu, và hiểu rõ bản chất của các pháp (hiện tượng).
- Giúp nhận ra sự thật về vô thường, khổ, và vô ngã.

3. Tinh tấn (Viriya):

- Là sự nỗ lực, kiên trì, và tinh cần trong việc tu tập.
- Giúp vượt qua sự lười biếng và chán nản.

4. Hỷ (Pīti):

- Là niềm vui, sự hỷ lạc phát sinh từ việc tu tập.
- Giúp tâm trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.

5. Khinh an (Passaddhi):

- Là sự an tịnh, thư thái của thân và tâm.
- Giúp loại bỏ sự căng thẳng và phiền não.

6. Định (Samādhi):

- Là sự tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất.
- Giúp tâm không bị phân tán, từ đó phát triển tuệ giác.

7. Xả (Upekkhā):

- Là sự buông xả, không bám chấp vào bất kỳ điều gì.
- Giúp tâm trở nên cân bằng, không bị ảnh hưởng bởi thuận cảnh hay nghịch cảnh.

7 yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau và là nền tảng giúp hành giả tiến gần hơn đến sự giác ngộ và giải thoát khỏi khổ đau. Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng và phát triển những yếu tố này trong đời sống tu tập.

GolfEdit.com

11