Thứ 7, 20 Tháng 4 2024 Hà Nội °C

“Tôi chưa bao giờ học được điều gì từ những chiến thắng.” - Bobby Jones

Tin bảo trợ

8 gương mặt rất đáng chú ý tại FLC Vietnam Masters 2018

8 gương mặt rất đáng chú ý tại FLC Vietnam Masters 2018

Đơn vị tổ chức VPGA TOUR cùng với nhà tài trợ chính - tập đoàn FLC Group đã chính thức công bố giải đấu FLC Vietnam Masters 2018 vào ngày 28/11 tại khách sạn Silk Path. Theo đó tổng giá trị giải thưởng lên con số 1,1 tỷ đồng cho các golfer nam tham dự giải.

FLC Vietnam Masters 2018 có lịch thi đấu 'hơi muộn' so với dự kiến nhưng thực tế công tác chuẩn bị đã được lên cách đây nhiều tháng. Nhưng chính đây lại là thời điểm giúp giải đấu quy tụ được rất nhiều golfer được coi là ngôi sao sáng ở trong nước. Bên cạnh đó họ sẽ phải tranh tài với nhiều hảo thủ đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan,... Hãy cùng GolfEdit điểm qua 8 gương mặt nổi bật đã xác nhận tham gia giải FLC Vietnam Masters 2018:

1, Trần Lê Duy Nhất:

TranNhat03

Trần Lê Duy Nhất sẽ góp mặt tại FLC Vietnam Masters 2018 (Ảnh: Pháp Nguyễn)

Có lẽ câu hỏi: "Không biết đẳng cấp của Trần Lê Duy Nhất sẽ thể hiện thế nào khi thi đấu với các golfer chuyên nghiệp đang thi đấu ở các giải của Việt Nam?" Câu trả lời phần nào đã có tại giải VPG BRG Kings Island vừa qua trên sân King Course. Tay golf sinh năm 1989 đã lên ngôi giải với cách biệt đúng 1 gậy với người đứng sau đến từ Hàn Quốc Kim Cheol. Mặc dù chiến thắng nhưng Trần Lê Duy Nhất vẫn không hài lòng với kết quả này bởi anh chia sẻ rằng, anh chưa thực sự lấy lại được cảm giác gạt bóng tốt như mọi khi. Một phần lý do có thể là anh đã lâu không thi đấu nhiều ở giải đấu lớn ở Asian Development Tour, Asian Tour. Nhưng sự góp mặt của Duy Nhất ở giải đấu chuyên nghiệp vừa qua ở Kings Island đã thu hút đông đảo người đến xem cũng nhưng lượng khán giả theo dõi qua livestream trong cộng đồng golf Việt. Họ chờ Duy Nhất thể hiện những gì tinh hoa nhất tại các giải đấu của Việt Nam để có thể truyền cảm hứng và thổi làn gió mạnh vào sự phát triển golf chuyên nghiệp.

Tiếp đà này, Trần Lê Duy Nhất đã khẳng định tham dự FLC Vietnam Masters 2018 diễn ra từ ngày 19-23/12 trên sân đấu FLC Quy Nhơn Golf Links, nằm trong khuôn khổ VPGA TOUR. Anh chắc chắn là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch giải đấu có tổng trị giá giải thưởng hơn 1 tỷ vnd.

2, Andy Chu Minh Đức:

AndyChuWin

Andy Chu Minh Đức lên ngôi tại FLC Vietnam Masters 2017 (Ảnh: Duy Dương)

Andy Chu Minh Đức hiện là đương kim vô địch giải đấu. Anh đã xuất sắc vượt qua golfer Phạm Minh Đức với cách biệt 3 gậy ở FLC Sầm Sơn năm 2017. Andy Chu là việt kiều đang sinh sống và làm việc ở Australia. Golfer sinh năm 1994 này tham dự nhiều các giải đấu ở nước sở tại và có bản lĩnh thi đấu rất tốt. Anh thường nhập trận khá chậm chạp trước khi thi đấu cực tốt ở các vòng sau đó. Andy Chu cho biết anh sẽ quyết tâm bảo vệ danh hiệu FLC Vietnam Masters lần này. Thực sự cộng đồng golf trong nước cũng nhận rất ít thông tin tập luyện thi đấu của Andy Chu trong thời gian vừa qua. Nhưng với những gì đã thể hiện trong quá khứ, Andy Chu Minh Đức sẽ sẵn sàng cạnh tranh danh hiệu với Trần Lê Duy Nhất cũng như các hảo thủ đến từ quốc gia khác tại giải FLC Vietnam Masters sắp tới.

3, Annop Tangkamolprasert

Annop

Annop hiện là thành viên Hiệp hội Golf Chuyên nghiệp Thái Lan. Anh bắt đầu chơi golf từ năm 2000 và chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp từ năm 2008. Anh đang thi đấu tại các Hệ thống giải golf chuyên nghiệp Châu Á (Asian Tour) và các giải golf chuyên nghiệp khác trong khu vực. Annop Tangkamolprasert đã từng đứng thứ 3 tại giải Johny Walker Cambodia Open 2009 tại Asian Tour và vô địch giải Gowa Classic 2012. Annop Tangkamolprasert hiện đang là Huấn luyện viên tại Lion Golf. Sự xuất hiện của Annop Tangkamolprasert sẽ khiến cho giải đấu FLC Vietnam Masters trở nên hấp dẫn hơn và có nhiều ẩn số rất khó dự đoán.

4, Kim Jin Cheol:

KimJinCheol

Kim Jin Cheol về Á quân tại giải VPG BRG Kings Island 2018 (Ảnh: Vu Nguyen)

Kim Jin Cheol có sự ra mắt hệ thống giải golf chuyên nghiệp Việt Nam VPG TOUR vô cùng ấn tượng với vị trí Á Quân giải VPG BRG Kings Island và hạng 3 tại VPG Tour Long Biên 2018. Điều đáng chú ý ở đây là Kim Jin Cheol vừa mới 'chân ướt chân ráo' đến Việt Nam nhưng đã tạo nên sự chú ý lớn từ các kênh truyền thông golf. Golfer người Hàn cho thấy sự bắt nhịp cũng như tiến bộ vượt bậc sau 2 giải đấu tham dự. Nếu anh về thứ 3 giải CN Việt Nam với tổng +18 điểm thì xuất sắc về Á quân giải VPG BRG Kings Island vơí tổng +1, thua Trần Lê Duy Nhất đúng số gậy tối thiểu. Kim Jin Cheol có 2 vòng đấu đánh 70 gậy (-2) trước khi để mất đi sự tập trung ở vòng cuối, một phần do sự thăng hoa của Trần Lê Duy Nhất khiến anh không thể mang về khoản tiền thưởng 90 triệu. Chắc chắn gặp lại Duy Nhất ở FLC Vietnam Masters sắp tới sẽ tiếp tục là màn đọ sức hấp dẫn giữa hai tay golf này. Tổng giải thưởng lên tới 1 tỷ chắc chắn sẽ khiến cuộc chiến còn căng và gay cấn hơn rất nhiều.

5, Lê Hữu Giang:

VNCN2018R2DinhGiang02

Lê Hữu Giang - nhà vô địch giải Chuyên nghiệp Việt Nam (VPGA TOUR) 2018 (Ảnh: Duy Dương)

Golfer có nhiều danh hiệu vô địch bảng, giải đấu chuyên nghiệp và đứng đầu về kiếm tiền giải thưởng ở Việt Nam trong 2 năm trở lại đây. Lê Hữu Giang đã vượt qua nhiều đối thủ mạnh trong đó có các golfer Hàn Quốc để xuất sắc lên ngôi giải golf Chuyên nghiệp Việt Nam - VPG Tour, diễn ra tại Long Biên vào đầu tháng 11 vừa qua. Lê Hữu Giang có vẻ thi đấu trùng lại ở giải Đại Hội và giải VPG BRG Kings Island khi có vòng đấu 'bể đầy ngạc nhiên'. Nhưng Golf luôn là vậy,chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng khiến bạn phải trả giá cho cả một giải đấu. Đứng trước giải đấu FLC Vietnam Masters 2018, Lê Hữu Giang chắc chắn đang quyết tâm lấy phong độ trở lại để đạt thành tích tốt nhất, sẵn sàng cạnh tranh với các golfer tài năng khác.

 

6, Doãn Văn Định:

VPG2018LongBien02

Doãn Văn Định đang tìm kiếm danh hiệu CN đầu tiên cho mình (Ảnh: Duy Dương)

GolfEdit mạn phép dùng biệt danh trong năm nay cho Doãn Văn Định là "vua về nhì". Có vẻ hơi quá nhưng hai giải chuyên nghiệp quốc gia gần đây nhất, Doãn Văn Định đều về Á quân và để thua người dẫn đầu trong gang tấc. Anh vượt trội hơn cả những nhà vô địch giải đấu về thành tích vòng đơn lẻ khi có cả vòng kết thúc điểm âm. Nhưng tiếc là anh lại 'gục ngã' trước ngưỡng cửa thiên đường và lỡ hẹn chức vô địch tới 2 lần liên tiếp. Khán giả đang chờ đợi một Doãn Văn Định đã luôn biết cách bùng nổ nhưng cần ổn định hơn nữa và tránh gặp những khủng hoảng như tại hố 9, sân Kings Course ở vòng 1 giải golf đại hội TDTT. Một hố đấu anh mất tới 11 gậy, vượt chuẩn hố 7 gậy - đúng bẳng khoảng cách giữa anh và huy chương vàng ĐH TDTT Trần Lê Duy Nhất sau khi kết thúc giải đấu. Golf không biết nói trước điều gì nhưng sự ổn định là điều Doãn Văn Định đang thiếu trong chính một giải đấu. Anh có thể ổn định thứ hạng ở các giải đấu tham dự nhưng để duy trì trong 4 ngày là bài toàn cần tìm cách giải quyết.

7, Nguyễn Đình Châu:

 DinhChauNguyen

Golfer Nguyễn Đinh Châu luôn thi đấu 'máu lửa' ở các giải anh tham dự

Rất nhiều golfer chuyên nghiệp cũng như đồng nghiệp của golfer Nguyễn Đình Châu đều phải dành tặng cho anh những lời khen có cánh cũng như sự thán phục. Đã ngoài tuổi 50 nhưng golfer đến từ đoàn Bình Định đã giúp tỉnh mang về huy chương bạc cá nhân tại đại hội TDTT Toàn Quốc 2018. Anh kém Trần Lê Duy Nhất 6 gậy, và đây là một khoảng cách 'chấp nhận' được cho một golfer đã ngoài 50 nhưng quá 'bản lĩnh' trong thi đấu. Trong 2 năm trở lại đây, golfer Nguyễn Đình Châu góp mặt ở nhiều giải đấu và có thành tích tương đối tốt như đứng đồng hạng 4 bảng PRO VAO 2017, xếp T11 tại FLC Vietnam Masters 2017, lọt vào bán kết Vietnam Matchplay Championship 2017, về solo thứ 10 VPC Đà Lạt 2018. Anh đang dồn sức và chuẩn bị cho FLC Vietnam Masters 2018 với những thay đổi trong chiến thuật chơi và vận dụng 'khí công' vào thi đấu. Theo giải thích của golfer này thì đây là cách tốt nhất giúp anh duy trì được sự dẻo dai, bền bỉ cũng như sự tỉnh táo nhất khi thi đấu ở các giải chuyên nghiệp đầy căng thẳng và rất quyết liệt. Bên cạnh đó Nguyễn Đình Châu cũng là golfer rất 'giỏi' áp dụng các kỹ thuật golf và xử lý nó một cách đơn giản hơn để đạt hiệu quả tốt nhất. Gần đây nhất là phương pháp thi đấu của Bryson DeChambeau đang được anh áp dụng rất tốt. Điều còn thiếu là một chút may mắn để anh có thể sớm mang về những trái ngọt cho sự nghiệp.

8, Đỗ Lê Gia Đạt:

DatDoDHTD18 

Đỗ Lê Gia Đạt tại giải golf ĐH TDTT Toàn Quốc lần thứ 8, sân King Course (Ảnh: Pháp Nguyễn)

Đỗ Lê Gia Đạt là tay golf hạng nhất nhì trong golf nghiệp dư quốc gia trước kia. Golfer sinh năm 1994 từng vô địch quốc gia và nhiều năm liền nằm trong đội tuyển golf Việt Nam thi đấu ở SEAGames cũng như ASIAD. Chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp từ năm 2017 trong đó có cả các giải của Asian Tour, nhưng hiện tại Gia Đạt chưa có thành tích thật sự nổi bật ngoài việc về đồng hạng 8 tại VPC Đà Lạt 2018 và gần đây nhất là cùng tuyển Hà Nội dành huy chương vàng ĐH TDTT. Một phần anh đang tập trung nhiều thời gian cho công việc phát triển kinh doanh sau tại HCM sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Với bản năng của tay golf luôn khao khát tỏa sáng và cái tôi rất lớn, Đỗ Lê Gia Đạt quyết tâm cải thiện thứ hạng tại FLC Vietnam Masters 2018.

GolfEdit.com

Tin liên quan: Tin bảo trợ

Tin gợi ý

Hội Golf đồng hành

golfedit
golfedit
golfedit
golfedit
golfedit

Đối tác

golfedit
@2012 Bản quyền bởi GolfEdit.com
Phát triển bởi