Thứ 3, 17 Tháng 9 2024

“Golf là môn khiến tôi giày vò và hay cáu gắt” - Vua George V

Luật chơi golf
GolfEdit GolfEdit
October 18, 2015, 13:39 pm

Luật chơi Stableford

Luật chơi Stableford

Lịch sử luật Stableford

Đây là luật thi đấu được khởi xướng bởi Dr Frank Stableford (sau này lấy tên ông luôn), và được áp dụng lần đầu tiên ngày 16/5/1932 tại câu lạc bộ Wallasey Golf Club, Cheshire, vương quốc Anh. Stableford khởi đầu với tất cả các golfer chơi scratch (nghĩa là không có điểm chấp - handicap).
Điểm được tính như sau:
Bogey* - 2 pts
1 over - 1 pt
1 under - 3 pts
2 under - 4 pts
3 under - 5 pts
* Bogey thời đó là par tại thời điểm hiện tại
Với từng lỗ, nếu số gậy cao hơn 1 over thì không được cộng điểm, nhưng cũng không bị trừ điểm.
Kết thúc vòng đầu, các golfer cộng điểm từng lỗ mà mình ghi được sau đó so sánh, ai có số điểm cao nhất thì người đấy giành chiến thắng.

Stableford hiện đại

Hệ thống thi đấu/ tính điểm Stableford có phần hơi thiên vị người có handicap cao hơn. Nếu trong một ngày thời tiết quá xấu, mưa nhỏ, gió to chẳng hạn, khi chẳng ai ghi được điểm nào thì người có handicap cao sẽ được thắng. Hoặc trong trường hợp có cùng 1 số điểm, thì người nào có handicap cao hơn cũng sẽ thắng.

Cách tính điểm Stableford hiện đại không khác gì mấy so với cách tính điểm khi nó mới được bắt đầu.

Điểm sẽ được tính trên một số gậy chuẩn cho từng lỗ, số gậy này được quyết định bởi ban tổ chức giải đấu. Tạm gọi số gậy chuẩn này là A, điểm được tính như sau:
Hơn A 2 gậy trở lên hoặc không ghi số gậy vào scorecard: 0 điểm
Hơn A 1 gậy: 1 điểm
Bằng A: 2 điểm
Ít hơn A 1 gậy: 3 điểm
Ít hơn A 2 gậy: 4 điểm
Ít hơn A 3 gậy: 5 điểm
Ít hơn A 4 gậy: 6 điểm
...
Giả dụ như A được quyết định bởi BTC là bogey, thì nếu golfer nào ghi bogey sẽ được 2 điểm, double bogey được 1 điểm, par được 3 điểm, birdie được 4 điểm, eagle được 5 điểm, vv...
Nếu chỉ là chơi giữa những người bạn với nhau thường người ta lấy luôn par làm số gậy chuẩn.

Handicap và Stableford

Handicap là cách tính điểm (số gậy) chấp giữa những golfer có trình độ khác nhau. Điều này gần như đảm bảo rằng các golfer đều phải chơi tốt hơn khả năng của mình mới mong giành chiến thắng.
Tất cả các sân golf tiêu chuẩn (18 lỗ) đều có một hệ thống đánh giá các lỗ theo độ khó từ 1 đến 18 (1 là khó nhất và 18 là dễ nhất).
Chúng ta hay thử đi vào trường hợp cụ thể. Có 3 golfer A, B và C với handicap là 9, 18 và 27. Cùng chơi stableford với số gậy tiêu chuẩn là par. Sân 18 lỗ. Giả dụ số lỗ cũng là hệ số độ khó theo hệ thống đã nói ở trên, có nghĩa là lỗ số 1 khó nhất, lỗ số 18 dễ nhất.
+ Golfer A có handicap là 9, có nghĩa là với 9 lỗ khó nhất sân (lỗ 1 đến lỗ số 9), mỗi lỗ anh ta sẽ được nhận thêm một gậy. Vậy nếu lỗ số 1 là par 3 thì đối với anh ta, đó là par 4. Từ lỗ số 10 cho đến lỗ 18, anh ta sẽ không được nhận gậy chấp nào.
+ Golfer B có handicap là 18, nghĩa là cả 18 lỗ, lỗ nào anh ta cũng được nhận một gậy chấp.
+ Golfer C có handicap là 27, 9 lỗ đầu (1-9) mỗi lỗ anh ta được 2 gậy chấp, 9 lỗ còn lại mỗi lỗ 1 gậy. (2x9+9=27).

Tại lỗ số 1 (par 3), A được 1, B được 1 và C được 2 gậy chấp, đối chiếu với cách tính điểm ở trên:
A đánh 4 gậy sẽ được 3 điểm (par 3 + 1 = 4)
B đánh 4 gậy sẽ được 3 điểm (par 3 +1 =4)
C đánh 5 gậy cũng được 3 điểm (par 3 +2 = 5)

Tại lỗ số 10, par 4 chẳng hạn. A không được gậy chấp nào, B vẫn được 1 và C được 1.
A đánh 5 gậy sẽ được 2 điểm
B đánh 5 gậy sẽ được 3 điểm (par 4+1=5)
B đánh 7 gậy sẽ được 1 điểm (par 4 +1=5)

Stableford được sử dụng khá nhiều tại các nước mà Golf Union hoạt động theo hiệp hội R&A(Vương quốc Anh), không thông dụng cho lắm tại Mĩ và các nước theo hiệp hội USGA.
Người chơi stableford luôn chơi hết mình, luôn cố gắng để đạt được số điểm cao nhất, mặc dù có thể một số lỗ sẽ đánh hỏng và mất rất nhiều gậy. Nhưng có nhiều đến bao nhiêu cũng chẳng bị trừ điểm nào, nên luật chơi nay luôn khuyến khích golfer phải go for it và take risk.

Sưu tầm theo vinagolf

8