Gậy gỗ số 3 có bị tuyệt chủng?
Gậy gỗ số 3 vừa có thể là một đầm lầy khiến bạn lún sâu hơn, nhưng cũng vừa có thể là chiếc phao cứu sinh duy nhất trong một ngày đen đủi.
Điều khiến gậy gỗ số 3 trở nên độc đáo hơn bất cứ cây gậy nào khác trong túi xách của bạn đó là sự linh hoạt trong mục đích sử dụng. Tuỳ vào golfer, gậy gỗ số 3 có thể được dùng để đánh bóng từ tee, tại fairway hoặc cứu bóng khỏi rough. Câu hỏi được đặt ra là “Khi nào thì nên sử dụng gậy gỗ số 3?”
Một thắc mắc mà khá nhiều các golfer có là tại sao bóng lại bay xa hơn khi sử dụng gậy gỗ số 5 so với gậy gỗ số 3 từ fairway? Chẳng phải gậy gỗ số 3 có độ loft thấp hơn ư? Câu hỏi này bắt nguồn từ một định kiến hoàn toàn sai lầm. Việc gậy gỗ, sắt hay wedge sở hữu độ loft thấp không đồng nghĩa với việc bóng bay xa hơn. Để có thể đạt được khoảng cách xa, hoặc tối ưu hóa khoảng cách gậy đưa bóng đi, phần lớn dựa vào thời điểm và vị trí tiếp xúc bóng. Nói theo cách khác, cú swing của bạn phải đạt đủ các các điều kiện tối ưu, và gậy có độ loft thấp chỉ là một trong số đó.
Dựa vào mô phỏng quỹ đạo dưới đây được tạo bởi Flightscope Trajectory Optimizer, bạn có thể thấy rằng độ cao tối đa mà bóng đạt được trong điều kiện vận tốc 135mph là quá thấp, trước khi tiếp đất tại 202 yards và chỉ lăn tới 219 yards sau đó. Tuy nhiên, vẫn với vận tốc tương tự, nhưng góc phóng được tăng thêm 5 độ và độ xoáy ở mức 2250 vòng/phút so với cú đánh phía trên thì khoảng cách bóng đi được tăng thêm 15 yards.
Góc phóng Vertical Angle: 11 độ
Góc phóng Vertical Angle: 16 độ
Từ hai ví dụ ở trên, chúng ta có thể rút được bài học là đừng quá lo lắng tới độ loft của gậy khi phân vân không biết nên sử dụng gậy gỗ số 3 hay không. Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý tới đó là tạo ra điều kiện góc phóng bóng tối ưu giúp bạn đạt được khoảng cách mong muốn.
GolfEdit.com
Bình luận
Bạn phải đăng nhập để bình luận.