Luật 3 - Giải Đấu

Mục Đích Của Luật:

Luật 3 quy định ba yếu tố chính của tất cả các giải đấu golf:

Chơi theo thể thức đấu đối kháng hoặc đấu gậy,

Chơi cá nhân hoặc với một đồng đội chung một phe, và

Tính điểm thực (không áp dụng gậy chấp) hoặc điểm net (có áp dụng gậy chấp).

3.1 Các Yếu Tố Chính Của Mỗi Giải Đấu

3.1a Thể Thức Chơi: Đấu Đối Kháng Hoặc Đấu Gậy

(1)Đấu Đối Kháng Hoặc Đấu Gậy Thông Thường. Đây là các thể thức chơi rất khác nhau:

Hầu hết các luật được áp dụng cho cả đấu đối kháng và đấu gậy, tuy nhiên một vài luật chỉ được áp dụng cho thể thức này hoặc kia.

Xem Quy Chế Hội Đồng, Phần 6C (Một số lưu ý của Hội Đồng khi điều hành giải đấu kết hợp hai thể thức trong một vòng đấu).

(2)Các Thể Thức Đấu Gậy Khác. Luật 21 quy định các thể thức đấu gậy khác (Stableford, Số Gậy Tối Đa và Par/Bogey) sử dụng phương pháp tính điểm khác. Luật 1-20 được áp dụng cho các thể thức đó, với các điều chỉnh ở Luật 21.

3.1b Cách Người Chơi Thi Đấu: Chơi Cá Nhân Hoặc Đồng Đội

Golf được chơi bởi những người chơi đơn lẻ thi đấu độc lập hoặc bởi những đồng đội thi đấu cùng nhau trong một phe.

Mặc dù Luật 1-20 tập trung vào thi đấu cá nhân, chúng cũng được áp dụng:

3.1c Cách Người Chơi Tính Điểm: Điểm Thực Hoặc Điểm Net

(1)Giải Đấu Không Tính Điểm Chấp. Trong giải đấu không tính điểm chấp:

(2)Giải Đấu Có Tính Điểm Chấp. Trong giải đấu có tính điểm chấp:

3.2 Đấu Đối Kháng

Mục Đích Của Luật:

Đấu đối kháng có các luật riêng (đặc biệt là về thừa nhận và cung cấp thông tin về số gậy đã đánh) bởi người chơi và đối thủ:

3.2a Kết Quả Hố Và Trận Đấu

(1)Thắng Hố. Người chơi thắng một hố khi:

Nếu bóng đang chuyển động của đối thủ cần phải vào hố để hòa hố và bóng bị cố tình làm chệch hướng hoặc dừng lại khi không có khả năng hợp lý bóng có thể vào hố (như là khi bóng đã lăn qua hố và sẽ không lăn ngược lại), kết quả hố đã được xác định và người chơi thắng hố đó (xem Ngoại Lệ, Luật 11.2a).

(2)Hòa Hố. Hòa hố khi:

(3)Thắng Trận Đấu. Người chơi thắng trận đấu khi:

(4)Kéo Dài Trận Đấu Hòa. Nếu trận đấu hòa sau hố cuối cùng:

Tuy nhiên, Điều Lệ Thi Đấu có thể quy định trận đấu sẽ kết thúc hòa thay vì kéo dài.

(5)Khi Kết Quả Là Cuối Cùng. Kết quả của trận đấu là cuối cùng theo cách được quy định bởi Hội Đồng (nên được làm rõ trong Điều Lệ Thi Đấu), như là:

Xem Quy Chế Hội Đồng, Phần 5A(7) (Các khuyến nghị về cách để kết quả của trận đấu là cuối cùng).

3.2b Thừa Nhận

(1)Người Chơi Có Thể Thừa Nhận Cú Đánh, Hố Hoặc Trận Đấu. Người chơi có thể thừa nhận cú đánh tiếp theo của đối thủ, hố hoặc trận đấu:

- Đối thủ sau đó đã hoàn thành hố với điểm số bao gồm cả cú đánh được thừa nhận, và bóng có thể được nhặt lên bởi bất kỳ ai.

- Việc thừa nhận được thực hiện khi bóng của đối thủ đang chuyển động sau cú đánh trước đó sẽ áp dụng cho cú đánh tiếp theo của đối thủ, trừ khi bóng vào hố (trong trường hợp đó việc thừa nhận không có ý nghĩa).

- Người chơi có thể thừa nhận cú đánh tiếp theo của đối thủ bằng cách làm chệch hướng hoặc dừng bóng đang chuyển động của đối thủ chỉ khi nào hành động đó được thực hiện là để thừa nhận cú đánh tiếp theo của đối thủ và chỉ khi không có cơ hội rõ ràng rằng bóng có thể vào hố.

(2)Thừa Nhận Như Thế Nào. Thừa nhận được thực hiện chỉ khi được truyền đạt một cách rõ ràng:

Việc thừa nhận là không thể thay đổi và không thể bị từ chối hoặc rút lại.

3.2c Áp Dụng Điểm Chấp Trong Trận Đấu Có Tính Điểm Chấp

(1)Khai Báo Điểm Chấp. Người chơi và đối thủ nên báo điểm chấp của họ cho nhau trước trận đấu.

Nếu người chơi báo sai điểm chấp trước hoặc trong trận đấu mà không sửa lỗi trước khi đối thủ thực hiện cú đánh tiếp theo:

(2)Những Hố Được Áp Dụng Điểm Chấp.

Mỗi người chơi có trách nhiệm biết những hố nào mà họ chấp hoặc được chấp gậy, dựa vào độ khó của hố được xác lập bởi Hội Đồng (thường có trên bảng điểm).

Nếu các người chơi áp dụng gậy chấp ở một hố một cách nhầm lẫn, kết quả được đồng ý với nhau của hố đó sẽ được giữ nguyên, trừ khi người chơi sửa lỗi đó đúng hạn (xem Luật 3.2d(3)).

3.2d Trách Nhiệm Của Người Chơi Và Đối Thủ

(1)Báo Cho Đối Thủ Số Gậy Đã Đánh. Ở bất kỳ thời điểm nào khi đang chơi một hố hoặc sau khi hoàn thành hố, đối thủ có thể hỏi người chơi số gậy (gồm các cú đánh và gậy phạt) mà người chơi đã thực hiện ở hố đó.

Việc này là để cho đối thủ quyết định cách chơi cú đánh tiếp theo và phần còn lại của hố đó, hoặc để xác nhận kết quả của hố vừa hoàn thành.

Khi được hỏi về số gậy đã đánh, hoặc khi tự báo thông tin đó:

Người chơi nhận hình phạt chung (thua hố) nếu họ báo sai số gậy đã đánh cho đối thủ, trừ khi người chơi sửa lỗi kịp thời:

- Trước khi bất kỳ người chơi nào thực hiện cú đánh để bắt đầu một hố khác hoặc có một hành động tương tự (như là thừa nhận hố tiếp theo hoặc trận đấu) hoặc,

- Đối với hố cuối cùng của trận, trước khi kết quả của trận đấu là cuối cùng (xem Luật 3.2a(5)).

Ngoại Lệ - Không Bị Phạt Nếu Không Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hố: Nếu người chơi báo sai số gậy đã đánh sau khi hoàn thành hố nhưng không làm ảnh hưởng đến hiểu biết của đối thủ về kết quả thắng, thua hoặc hòa của hố đó, sẽ không bị phạt.

(2)Báo Cho Đối Thủ Về Hình Phạt. Khi người chơi nhận phạt:

Nếu người chơi không làm thế và không sửa lỗi trước khi đối thủ thực hiện một cú đánh khác hoặc có một hành động tương tự (như là thừa nhận hố hoặc cú đánh tiếp theo của người chơi), người chơi sẽ nhận hình phạt chung (thua hố).

Ngoại Lệ - Không Bị Phạt Khi Đối Thủ Đã Biết Về Vi Phạm Của Người Chơi: Nếu đối thủ đã biết người chơi nhận phạt, như là khi thấy người chơi thực hiện giải thoát có phạt một cách rõ ràng, người chơi không bị phạt vì không báo cho đối thủ về điều đó.

(3)Biết Kết Quả Trận Đấu. Các người chơi được mong đợi biết kết quả trận đấu – nghĩa là một trong số họ dẫn bao nhiêu hố (“hố dẫn” trong trận đấu) hoặc trận đấu đang hòa.

Nếu các người chơi do nhầm lẫn đồng ý với nhau về một kết quả sai của trận đấu:

Ngoại Lệ - Khi Người Chơi Yêu Cầu Xử Lý Luật Đúng Hạn: Nếu người chơi có yêu cầu xử lý luật đúng hạn (xem Luật 20.1b), mà theo đó đối thủ (1) đã báo sai số gậy đã đánh hoặc (2) không báo cho người chơi về một hình phạt, kết quả sai của trận đấu phải được sửa.

(4)Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Bản Thân. Người chơi trong một trận đấu nên bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân theo luật:

3.3 Đấu Gậy

Mục Đích Của Luật:

Đấu gậy có các luật riêng (đặc biệt là về bảng điểm và kết thúc hố) bởi vì:

Sau vòng đấu, người chơi và người ghi điểm phải xác nhận kết quả mỗi hố của người chơi là chính xác và người chơi phải nộp bảng điểm cho Hội Đồng.

3.3a Người Chiến Thắng Trong Đấu Gậy

Người chơi hoàn thành tất cả các vòng đấu với tổng gậy (gồm các cú đánh và gậy phạt) thấp nhất là người chiến thắng.

Trong giải đấu có tính điểm chấp, điều này có nghĩa là tổng gậy net thấp nhất.

Xem Quy Chế Hội Đồng, Phần 5A(6) (Điều Lệ Thi Đấu nên quy định cách giải quyết trong trường hợp hòa).

3.3b Ghi Điểm Trong Đấu Gậy

Điểm số của người chơi được ghi lại trên bảng điểm của họ bởi người ghi điểm, là người được xác định bởi Hội Đồng hoặc được chọn bởi người chơi theo cách được Hội Đồng cho phép.

Người chơi phải có cùng một người ghi điểm cho cả vòng đấu, trừ khi Hội Đồng cho phép thay đổi trước hoặc sau khi có sự thay đổi đó.

(1)Trách Nhiệm Của Người Ghi Điểm: Ghi Điểm Và Xác Nhận Điểm Hố Trên Bảng Điểm. Sau mỗi hố trong vòng đấu, người ghi điểm nên xác nhận với người chơi số gậy (gồm các cú đánh và gậy phạt) ở hố đó và ghi số gậy thực lên bảng điểm. Khi kết thúc vòng đấu:

HÌNH 3.3b. TRÁCH NHIỆM VỚI BẢNG ĐIỂM TRONG ĐẤU GẬY CÓ TÍNH ĐIỂM CHẤP

Hinh33bTrachNhiemBangDiem

(2)Trách Nhiệm Của Người Chơi: Xác Nhận Kết Quả Hố Và Nộp Bảng Điểm. Trong vòng đấu, người chơi nên theo dõi điểm số mỗi hố của họ.

Khi kết thúc vòng đấu, người chơi:

Nếu người chơi vi phạm một trong các yêu cầu của Luật 3.3b, người chơi bị truất quyền thi đấu.

Ngoại Lệ - Không Bị Phạt Khi Vi Phạm Do Người Ghi Điểm Không Thực Hiện Bổn Phận: Sẽ không bị phạt nếu Hội Đồng xác định rằng việc vi phạm Luật 3.3b là do người ghi điểm không thực hiện bổn phận (như là người ghi điểm bỏ đi cùng với bảng điểm của người chơi hoặc không xác nhận bảng điểm), miễn là việc đó ngoài tầm kiểm soát của người chơi.

Xem Quy Chế Hội Đồng, Phần 5A(5) (Một số khuyến nghị về cách quy định khi nào bảng điểm đã được nộp).

(3)Điểm Số Hố Bị Sai. Nếu người chơi nộp bảng điểm có điểm số của bất kỳ hố nào bị sai:

Ngoại Lệ - Không Tính Gậy Phạt Không Biết: Nếu điểm số của một hoặc nhiều hố của người chơi thấp hơn điểm thực tế do họ không tính một hoặc nhiều gậy phạt mà người chơi không biết trước khi nộp bảng điểm:

Ngoại lệ này sẽ không được áp dụng:

(4)Ghi Điểm Trong Giải Đấu Có Tính Điểm Chấp. Người chơi có trách nhiệm đảm bảo rằng điểm chấp của họ được thể hiện chính xác trên bảng điểm. Nếu người chơi nộp bảng điểm không có điểm chấp đúng:

(5)Người Chơi Không Có Trách Nhiệm Công Điểm Số Hoặc Áp Dụng Điểm Chấp. Hội Đồng có trách nhiệm cộng điểm các hố của người chơi và, trong giải đấu có tính điểm chấp, áp dụng gậy chấp cho người chơi.

Nếu người chơi nộp bảng điểm mà trên đó họ có lỗi trong việc cộng dồn các điểm số hoặc tính số gậy chấp, sẽ không bị phạt.

3.3c Không Kết Thúc Hố

Người chơi phải kết thúc hố ở mỗi hố trong vòng đấu. Nếu người chơi không kết thúc hố ở bất kỳ hố nào:

Xem Luật 21.1, 21.2 và 21.3 (Luật của các thể thức đấu gậy khác (Stableford, Điểm Số Tối Đa và Par/Bogey) có cách ghi điểm khác mà người chơi không bị truất quyền thi đấu nếu họ không kết thúc hố).