1. Định nghĩa

Điều Kiện Sân Bất Thường (Abnormal Course Condition)

Một trong bốn điều kiện được xác định sau:

Lời Khuyên (Advice)

Nhận xét bằng lời nói hoặc hành động (như là cho thấy gậy vừa được sử dụng để thực hiện cú đánh) với mục đích gây ảnh hưởng đến người chơi trong việc:

Tuy nhiên, lời khuyên không bao gồm các thông tin công khai như là:

Động Vật (Animal)

Bất kỳ cá thể sống nào của thế giới động vật (trừ con người), gồm động vật có vú, chim chóc, bò sát, lưỡng cư, không xương sống (như là giun, côn trùng, nhện và giáp xác).

Hố Đào Bởi Động Vật (Animal Hole)

Bất kỳ hố hoặc hang hốc trong đất do động vật đào, ngoại trừ các hang hốc được đào bởi động vật cũng được quy định là vật thể tự nhiên rời (như là giun hoặc côn trùng).

Thuật ngữ hố đào bởi động vật còn bao gồm cả:

Bất kỳ khu vực mặt đất nào bị đùn lên hoặc bị thay đổi do hoạt động đào bới dưới lòng đất của động vật.

Khu Vực Sân (Areas of the Course)

Năm khu vực tạo nên sân golf theo luật là:

Vật-Đánh-Dấu-Bóng (Ball-Marker)

Một vật thể nhân tạo khi được sử dụng để đánh dấu vị trí bóng sẽ được nhấc, như là một cái tee, một đồng xu, một vật thể nào đó được sử dụng làm vật-đánh-dấu-bóng hoặc một trang thiết bị nhỏ khác của người chơi.

Khi luật nói về vật-đánh-dấu-bóng bị di chuyển, nghĩa là vật-đánh-dấu-bóng ở trên sân để đánh dấu vị trí của một quả bóng đã được nhấc và chưa được đặt lại.

Vật Thể Xác Định Ranh Giới Sân (Boundary Object)

Các vật thể nhân tạo dùng để xác định hoặc thể hiện ngoài biên, như là tường, hàng rào, cọc và rào chắn mà sẽ không được giải thoát không phạt từ đó.

Bao gồm cả phần đế hoặc trụ của hàng rào ranh giới, nhưng không gồm:

Các vật thể xác định ranh giới sân được xem là cố định cho dù nếu chúng có thể di dời được hoặc một phần của chúng có thể di dời được (xem Luật 8.1a).

Các vật thể xác định ranh giới sân không phải là vật cản hoặc vật thể thuộc sân.

Bẫy Cát (Bunker)

Khu vực cát được chuẩn bị đặc biệt, thường là chỗ trũng mà cỏ và đất bị lấy đi.

Các phần sau không thuộc bẫy cát:

Bẫy cát là một trong năm khu vực sân theo luật.

Hội Đồng có thể quy định một khu vực được chuẩn bị là một phần của khu vực chung (nghĩa là không phải bẫy cát) hoặc có thể quy định một khu vực cát không được chuẩn bị là bẫy cát.

Khi một bẫy cát đang được sửa chữa và Hội Đồng quy định toàn bộ bẫy cát là mặt sân đang sửa chữanó sẽ được xem như là một phần của khu vực chung (nghĩa là không phải bẫy cát).

Từ “cát” được sử dụng trong phần Định Nghĩa và Luật 12 bao gồm cả các vật liệu tương tự như cát được sử dụng làm vật liệu của bẫy cát (như là vỏ sò nghiền), và bất kỳ loại đất nào được trộn chung trong cát.

Caddie

Là người hỗ trợ người chơi trong vòng đấu, theo các cách sau:

Caddie cũng có thể hỗ trợ người chơi theo các cách khác được luật cho phép (xem Luật 10.3b).

Chiều-Dài-Gậy-Đo (Club-Length)

Chiều dài của gậy dài nhất trong 14 (hay ít hơn) gậy mà người chơi có trong vòng đấu (như được cho phép bởi Luật 4.1b(1)), trừ gậy gạt bóng (putter).

Ví dụ, nếu gậy dài nhất trừ gậy gạt bóng mà người chơi có trong vòng đấu là gậy phát bóng (driver) dài 43 inches (109.22 cm), một chiều-dài-gậy-đo là 43 inches cho người chơi đó trong vòng đấu đó.

Chiều-dài-gậy-đo được sử dụng để xác định khu vực phát bóng của người chơi ở mỗi hố và để xác định kích thước khu vực giải thoát của người chơi khi giải thoát theo luật.

(Người dịch: xem thêm phần Làm Rõ Luật, trang 230).

Hội Đồng (Committee)

Người hoặc nhóm người chịu trách nhiệm về giải đấu hoặc sân.

Xem Quy Chế Hội Đồng, Phần 1 (giải thích vai trò của Hội Đồng).

Điều Kiện Ảnh Hưởng Đến Cú Đánh (Conditions Affecting the Stroke)

Thế nằm của bóng nằm yên của người chơi, thế đứng dự kiến, khu vực swing dự kiến, hướng đánh và khu vực giải thoát nơi người chơi sẽ thả hoặc đặt bóng.

Sân (Course)

Toàn bộ khu vực bên trong các ranh giới được xác lập bởi Hội Đồng:

Sân được tạo thành bởi năm khu vực sân theo luật.

Thả (Bóng) (Drop)

Giữ bóng và buông nó ra để nó rơi xuyên qua không khí, với ý định đưa bóng vào trong cuộc.

Nếu người chơi buông bóng ra mà không có ý định đưa bóng vào trong cuộc, bóng xem như chưa được thả và không ở trong cuộc (xem Luật 14.4).

Mỗi luật có liên quan đến việc giải thoát quy định một khu vực giải thoát riêng nơi bóng phải được thả và đến nằm yên.

Khi thực hiện giải thoát, người chơi phải buông bóng từ vị trí cao ngang gối để bóng:

Không chạm vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể hoặc trang thiết bị của người chơi trước khi chạm đất (xem Luật 14.3b).

Lún/ Bị Lún (Embedded)

Khi bóng của người chơi nằm bên trong dấu bóng của chính nó, được tạo ra bởi  đánh trước đó của người chơi và một phần của bóng nằm thấp hơn mặt đất.

Bóng không nhất thiết phải chạm đất để bị lún (ví dụ, cỏ và các vật thể tự nhiên rời có thể nằm giữa bóng và đất).

Trang Thiết Bị (Equipment)

Bất kỳ thứ gì được sử dụng, mặc, cầm hoặc mang bởi người chơi hoặc caddie của người chơi.

Các vật thể sử dụng cho mục đích chăm sóc sân, như là cái cào cát, sẽ chỉ là trang thiết bị khi chúng được cầm hoặc mang bởi người chơi hoặc caddie.

Luật Về Trang Thiết Bị (Equipment Rules)

Các thông số kỹ thuật và các quy định khác về gậy, bóng và trang thiết bị khác mà người chơi được phép sử dụng trong vòng đấu. Xem Luật Về Trang Thiết Bị ở trang RandA.org/EquipmentStandards.

Cờ (Flagstick)

Một cái cột có thể di chuyển được do Hội Đồng cung cấp, được cắm trong hố cờ để chỉ cho người chơi vị trí của hố cờCờ bao gồm lá cờ và bất kỳ vật liệu hoặc vật thể nào khác được đính vào cột cờ.

Các yêu cầu về cờ được quy định trong Luật Về Trang Thiết Bị.

Thể Thức Four-Ball (Four-Ball)

Một thể thức chơi mà các phe gồm 2 đồng đội, với mỗi người chơi đánh bóng riêng của họ. Điểm số hố của một phe là số gậy thấp hơn của hai đồng đội ở hố đó.

Four-Ball có thể được chơi trong giải đấu đối kháng giữa một phe có hai đồng đội với phe còn lại có hai đồng đội hoặc trong giải đấu gậy giữa nhiều phe có hai đồng đội.

Thể Thức Foursomes (còn gọi là “Đánh Luân Phiên”)

Một thể thức chơi mà hai đồng đội thi đấu cùng phe luân phiên đánh một bóng ở mỗi hố.

Foursomes có thể được chơi trong giải đấu đối kháng giữa một phe có hai đồng đội với phe còn lại có hai đồng đội hoặc trong giải đấu gậy giữa nhiều phe có hai đồng đội.

Khu Vực Chung (General Area)

Là khu vực sân bao gồm toàn bộ sân ngoại trừ bốn khu vực sau: (1) khu vực phát bóng mà người chơi phải đánh từ đó khi bắt đầu hố mà họ đang chơi, (2) tất cả khu vực phạt,

Hình Phạt Chung (General Penalty)

Thua hố trong đấu đối kháng hoặc hai gậy phạt trong đấu gậy.

Mặt Sân Đang Sửa Chữa (Ground Under Repair)

Bất kỳ phần nào của sân mà Hội Đồng quy định là mặt sân đang sửa chữa (bằng cách đánh dấu hoặc cách khác). Mặt sân đang sửa chữa bao gồm:

(nhưng không được tính khi các vật thể đó bám chặt vào hoặc nằm dưới mặt đất bên ngoài ranh giới của khu vực được quy định, như là một cái gốc cây là một phần của một cái cây bén rễ từ bên trong ranh giới).

Mặt sân đang sửa chữa cũng bao gồm những thứ sau, cho dù nếu Hội Đồng không quy định chúng như thế:

Nơi cư trú của động vật (như là tổ chim) ở rất gần bóng của người chơi mà  đánh hoặc thế đứng của người chơi có thể làm hư hỏng nó, trừ khi nơi cư trú được tạo ra bởi động vật đã được định nghĩa là vật thể tự nhiên rời (như là giun hoặc côn trùng).

Ranh giới của mặt sân đang sửa chữa nên được xác định bằng cọc, đường kẻ hoặc các đặc trưng khác:

Khi ranh giới của mặt sân đang sửa chữa được xác định bằng đường kẻ hoặc các đặc trưng khác, cọc có thể được sử dụng để báo hiệu mặt sân đang sửa chữa mà không có ý nghĩa gì khác.

Hố Cờ (Hole)

Điểm kết thúc trên khu vực gạt bóng của hố đang chơi:

Từ “hố” (khi không được sử dụng như một định nghĩa được in nghiêng) được sử dụng trong luật để diễn tả một phần của sân đi kèm với một khu vực phát bóngkhu vực gạt bóng và hố cờ cụ thể. Cuộc chơi của một hố được bắt đầu từ khu vực phát bóng và kết thúc khi bóng được đánh vào hố trên khu vực gạt bóng (hay khi luật có quy định khác về việc hoàn thành hố).

Kết Thúc Hố/ Vào Hố (Holed)

Khi bóng nằm yên trong hố cờ sau một cú đánh và toàn bộ bóng nằm bên dưới bề mặt khu vực gạt bóng.

Khi luật đề cập đến “kết thúc hố” hoặc “vào hố”, có nghĩa là bóng của người chơi đã được đánh vào hố.

Đối với trường hợp đặc biệt khi bóng nằm yên tựa vào cờ trong hố cờ, xem Luật 13.2c (bóng được xem như đã vào hố nếu bất kỳ phần nào của bóng nằm thấp hơn bề mặt khu vực gạt bóng).

Quyền Đánh Trước (Honour)

Quyền của người chơi được đánh đầu tiên từ khu vực phát bóng (xem Luật 6.4).

Vật Cản Cố Định (Immovable Obstruction)

Bất kỳ vật cản nào:

Hội Đồng có thể quy định bất kỳ vật cản nào là vật cản cố địnhcho dù nếu nó thỏa định nghĩa của vật cản di dời được.

Cải Thiện (Improve)

Thay đổi một hoặc nhiều điều kiện ảnh hưởng đến cú đánh hoặc các điều kiện vật lý khác ảnh hưởng đến cuộc chơi để người chơi có được lợi thế tiềm tàng cho cú đánh.

Trong Cuộc (Bóng) (In Play)

Tình trạng bóng của người chơi khi nằm trên sân và đang được sử dụng trong cuộc chơi của hố:

Bóng không trong cuộc là bóng sai.

Người chơi không thể có nhiều hơn một bóng trong cuộc ở bất kỳ thời điểm nào. (Xem Luật 6.3d cho một số trường hợp đặc biệt khi người chơi có thể đánh nhiều hơn một bóng cùng lúc ở một hố).

Khi luật đề cập đến bóng nằm yên hoặc đang chuyển động, có nghĩa bóng đó là bóng trong cuộc.

Khi vật-đánh-dấu-bóng đang được sử dụng để đánh dấu vị trí của một bóng trong cuộc:

Vật Thể Thuộc Sân (Integral Object)

Vật thể nhân tạo được quy định bởi Hội Đồng như là một phần của thử thách khi chơi trên sân mà không được giải thoát không phạt từ đó.

Các vật thể thuộc sân được xem là cố định (xem Luật 8.1a). Tuy nhiên, nếu một phần của một vật thể thuộc sân (như là cổng hoặc cửa hoặc một phần của dây cáp nối) thỏa định nghĩa của vật cản di dời được, phần đó sẽ được xem là vật cản di dời được.

Vật thể nhân tạo được Hội Đồng quy định là vật thể thuộc sân không phải là vật cản hoặc vật thể xác định ranh giới sân.

Biết Hoặc Gần Như Chắc Chắn (Known or Virtually Certain)

Tiêu chuẩn để quyết định việc gì đã xảy ra với bóng của người chơi – ví dụ, nếu bóng đã đến nằm yên trong khu vực phạt, nếu bóng đã di chuyển và nguyên nhân làm bóng di chuyển.

Biết hoặc gần như chắc chắn có nghĩa cao hơn có thể hoặc có khả năng. Nó có nghĩa là:

“Tất cả thông tin hợp lý có sẵn” bao gồm tất cả thông tin người chơi biết và tất cả thông tin khác họ có thể thu thập với nỗ lực hợp lý và không làm trì hoãn một cách vô lý.

Thế Nằm (Của Bóng) (Lie)

Vị trí bóng đang nằm yên và bất kỳ vật thể tự nhiên đang mọc hoặc bám chặt, vật cản cố địnhvật thể thuộc sânhoặc vật thể xác định ranh giới sân chạm vào hoặc nằm ngay cạnh bóng.

Vật thể tự nhiên rời và vật cản di dời được không phải là một phần của thế nằm của bóng.

Hướng Đánh (Bóng) (Line of Play)

Đường đi mà người chơi dự tính bóng của họ sẽ di chuyển sau cú đánh, bao gồm một khoảng cách hợp lý trên mặt đất và xung quanh của đường đi đó.

Hướng đánh không nhất thiết phải là đường thẳng nối hai điểm (ví dụ, nó có thể là một đường cong dựa vào nơi mà người chơi dự tính bóng sẽ di chuyển đến).

Vật Thể Tự Nhiên Rời (Loose Impediments)

Bất kỳ vật thể tự nhiên rời nào như là:

Các vật thể tự nhiên này không rời nếu chúng:

Các trường hợp đặc biệt:

Giá và Nước không phải là vật thể tự nhiên rời

Mất/ Bị Mất (Bóng) (Lost)

Tình trạng của bóng không được tìm thấy trong ba phút sau khi người chơi hoặc caddie của họ (hay đồng đội của người chơi hoặc caddie của đồng độibắt đầu tìm bóng.

Nếu việc tìm kiếm bắt đầu rồi bị gián đoạn tạm thời vì lý do chính đáng (như khi người chơi dừng tìm kiếm do cuộc chơi bị tạm dừng hoặc cần phải đứng qua một bên chờ cho người chơi khác đánh bóng) hoặc khi người chơi xác định nhầm một bóng sai:

Đánh Dấu (Bóng) (Mark)

Thể hiện vị trí nơi bóng đang nằm yên bằng cách:

Làm việc này nhằm thể hiện vị trí nơi bóng phải được đặt lại sau khi đã được nhấc.

Người Ghi Điểm (Marker)

Trong đấu gậy, người chịu trách nhiệm ghi điểm của người chơi lên bảng điểm của người chơi và xác nhận bảng điểm đó. Người ghi điểm có thể là người chơi khác, nhưng không thể là đồng đội.

Hội Đồng có thể xác định ai là người ghi điểm của người chơi hoặc báo cho người chơi cách họ có thể chọn người ghi điểm.

Đấu Đối Kháng (Match Play)

Thể thức chơi mà một người chơi hoặc phe đối đầu trực tiếp với một đối thủ hoặc phe đối thủ trong một trận đấu đối kháng gồm một hoặc nhiều vòng đấu:

Đấu đối kháng có thể được chơi như là đối kháng cá nhân (một người chơi đối đầu trực tiếp với một đối thủ), Đối-Kháng-Ba-Người hoặc Foursomes hoặc Four-Ball giữa các phe có hai đồng đội.

Số Gậy Tối Đa (Maximum Score)

Thể thức đấu gậy mà số gậy ở mỗi hố của người chơi hoặc phe (gồm các cú đánh và gậy phạt) được giới hạn bởi một số gậy tối đa do Hội Đồng quy định, như là hai lần par, một số cố định hoặc net double bogey.

Vật Cản Di Dời Được (Movable Obstruction)

Vật cản có thể được di dời với nỗ lực hợp lý và không làm hư hại vật cản hoặc sân.

Nếu một phần của vật cản cố định hoặc vật thể thuộc sân (như là cổng hoặc cửa hoặc một phần của dây cáp nối) thỏa hai tiêu chuẩn trên, phần đó sẽ được xem là một vật cản di dời được.

Tuy nhiên, sẽ không đúng nếu phần có thể di dời của một vật cản cố định hoặc vật thể thuộc sân không dành cho mục đích di dời (như là một viên đá rời là một phần của một bức tường đá).

Ngay cả khi vật cản có thể di dời được, Hội Đồng có thể quy định nó là vật cản cố định.

Di Chuyển (Bóng) (Moved)

Khi bóng đang nằm yên rời vị trí ban đầu và đến nằm yên ở bất kì vị trí nào khác, và điều này có thể nhìn thấy được bằng mắt thường (cho dù có hoặc không có người nào thực sự thấy điều đó).

Bóng di chuyển khi nó đã đi lên, xuống hoặc ngang theo bất kỳ hướng nào khỏi vị trí ban đầu của nó.

Nếu bóng chỉ lắc lư (đôi khi gọi là đu đưa) rồi nằm yên hoặc quay lại vị trí ban đầu, bóng chưa di chuyển.

Yếu Tố Tự Nhiên (Natural Forces)

Ảnh hưởng của tự nhiên như là gió, nước hoặc khi có những việc xảy ra mà không có lý do rõ ràng bởi ảnh hưởng của trọng lực.

Điểm Giải Thoát Hoàn Toàn Gần Nhất (Nearest Point of Complete Relief)

Điểm tham chiếu để thực hiện giải thoát không phạt khỏi điều kiện sân bất thường (Luật 16.1), điều kiện động vật nguy hiểm (Luật 16.2), khu vực gạt bóng sai (Luật 13.1e) hoặc khu vực không được phép đánh (Luật 16.1f và 17.1e), hoặc khi thực hiện giải thoát theo một số Luật Địa Phương.

Đó là điểm ước lượng nơi bóng sẽ nằm mà ở:

Để xác định điểm tham chiếu này, người chơi cần xác định việc chọn gậy, thế đứng, swing và hướng đánh mà họ có thể đã sử dụng để thực hiện cú đánh đó.

Người chơi không cần phải mô phỏng cú đánh đó bằng cách tạo thế đứng thực tế và swing gậy đã chọn (tuy nhiên người chơi được khuyến khích làm việc này để giúp ước lượng chính xác hơn).

Điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất chỉ liên quan đến điều kiện cụ thể có kèm theo giải thoát và có thể sẽ nằm ở vị trí bị ảnh hưởng bởi điều khác:

Khu Vực Không Được Phép Đánh (No Play Zone)

Một phần sân nơi Hội Đồng cấm chơi. Khu vực không được phép đánh phải được quy định như là một phần của một điều kiện sân bất thường hoặc một khu vực phạt.

Hội Đồng có thể sử dụng khu vực không được phép đánh với bất kỳ lý do gì, như là:

Hội Đồng cần quy định ranh giới của khu vực không được phép đánh bằng đường kẻ hoặc cọc, và đường kẻ hoặc cọc (hay đỉnh của cọc) phải tạo sự khác biệt giữa khu vực không được phép đánh với điều kiện sân bất thường hoặc khu vực phạt thông thường không có khu vực không được phép đánh.

Vật Cản (Obstruction)

Bất kỳ vật thể nhân tạo nào trừ các vật thể xác định ranh giới sân và vật thể thuộc sân.

Ví dụ của vật cản:

Vật cản có thể là vật cản di dời được hoặc vật cản cố địnhNếu một phần của một vật cản cố định (như là cổng hoặc cửa hoặc một phần của dây cáp nối) thỏa định nghĩa của vật cản di dời được, phần đó sẽ được xem là vật cản di dời được.

Xem Quy Chế Hội Đồng, Phần 8: Luật Địa Phương Mẫu F-23 (Hội Đồng có thể áp dụng Luật Địa Phương quy định một số vật cản là vật cản cố định tạm thời mà từ đó có thể áp dụng quy trình giải thoát riêng biệt).

Đối Thủ (Opponent)

Người mà người chơi đối đầu trong một trận đấu. Thuật ngữ đối thủ chỉ áp dụng trong đấu đối kháng.

Tác Động Bên Ngoài (Outside Influence)

Bất kỳ người hoặc vật nào sau đây mà có thể gây ảnh hưởng đến những gì xảy ra với bóng hoặc trang thiết bị của người chơi hoặc đến sân:

Ngoài Biên (Out of Bounds)

Tất cả các khu vực bên ngoài ranh giới sân như được quy định của Hội Đồng. Tất cả các khu vực bên trong ranh giới này sẽ nằm trong sân.

Ranh giới sân kéo dài cả lên trên và xuống dưới mặt đất:

Ranh giới nên được quy định bởi các vật thể xác định ranh giới sân hoặc đường kẻ:

Khi rìa ranh giới sân được xác định bởi đường kẻ trên mặt đất, cọc có thể được sử dụng để báo hiệu ranh giới mà không có ý nghĩa gì khác.

Cọc hoặc đường kẻ xác định ranh giới sân nên có màu trắng.

Thể Thức Par/Bogey (Par/Bogey)

Thể thức đấu gậy sử dụng cách tính điểm giống như trong đấu đối kháng mà:

được quy định bởi Hội Đồng, và

Đồng Đội (Partner)

Một người chơi thi đấu cùng với người chơi khác trong cùng một phe, trong đấu đối kháng hoặc đấu gậy.

Khu Vực Phạt (Penalty Area)

Khu vực mà từ đó được phép giải thoát với một gậy phạt nếu bóng của người chơi đến nằm yên trong đó.

Khu vực phạt là:

Khu vực phạt là một trong năm khu vực sân theo luật.

Có hai loại khu vực phạt khác nhau, được phân biệt bởi màu sắc dùng để đánh dấu chúng:

Nếu một khu vực phạt chưa được đánh dấu hoặc báo hiệu màu sắc bởi Hội Đồng, nó sẽ được xem là khu vực phạt màu đỏ.

Ranh giới của khu vực phạt mở rộng cả lên trên và xuống dưới mặt đất:

Ranh giới của khu vực phạt nên được xác định bằng cọc, đường kẻ hoặc các đặc trưng khác:

Khi ranh giới của khu vực phạt được xác định bằng đường kẻ hoặc bởi các đặc trưng khác, cọc có thể được sử dụng để báo hiệu khu vực phạt mà không có ý nghĩa gì khác.

Khi ranh giới của một khu vực chứa nước không được xác định bởi Hội Đồng, ranh giới của khu vực phạt đó sẽ được xác định bằng ranh giới tự nhiên (nơi mặt đất nghiêng xuống để tạo thành chỗ lõm có thể chứa nước).

Nếu một khu vực chứa nước mở thường không có nước (như là rãnh thoát nước hoặc khu vực thoát nước thường khô ráo trừ vào mùa mưa), Hội Đồng có thể quy định khu vực đó là một phần của khu vực chung (nghĩa là không phải khu vực phạt).

Điểm Giải Thoát Tối Đa Có Thể (Point of Maximum Available Relief)

Điểm tham chiếu để thực hiện giải thoát khỏi điều kiện sân bất thường trong bẫy cát (Luật 16.1c) hoặc trên khu vực gạt bóng (Luật 16.1d) khi không có điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất.

Đó là điểm ước lượng nơi bóng có thể nằm mà ở:

Để xác định điểm tham chiếu này người chơi cần xác định việc chọn gậy, thế đứng, swing và hướng đánh mà người chơi có thể sẽ sử dụng để thực hiện cú đánh đó.

Người chơi không cần phải mô phỏng cú đánh đó bằng cách tạo thế đứng thực tế và swing gậy đã chọn (tuy nhiên người chơi được khuyến khích làm việc này để giúp ước lượng chính xác hơn).

Điểm giải tho&aacu