Vị trí bóng nằm được xác định theo những cách khác nhau. Nó có thể nằm ở giữa, trước và sau so với hướng mục tiêu. Hoặc nó có thể thay đổi liên quan đến giữa khoảng cách từ người với gậy golf; và có vị trí bóng có thể khác nhau về độ cao của nó so với mặt đất.
+ Vị trí bóng liên quan đến hướng mục tiêu:
Đối với hầu hết các cú đánh thông thường, bóng được đặt vào giữa tư thế đứng của bạn. Nếu vẽ một đường thẳng từ bóng đến bạn, nó sẽ nằm giữa hai bàn chân. Với những cây gậy cán dài thì bóng thường có xu hướng được dịch chuyển về phía chân trước, đặc biệt cây gậy Driver. Trong đó các cây gậy sắt cán ngắn hơn thì được di chuyển bóng dần về sau. Tuy nhiên vị trí bóng nằm còn tùy thuộc vào cách xử lý, ý muốn quỹ đạo bóng đi như thế nào trong những trường hợp phức tạp cần phải xử lý. Ví dụng những cú Punch shot – cú đánh với quỹ đạo bay thấp bên dưới các chướng ngại vật như cái cây chẳng hạn. Bạn sẽ cần đưa bóng về phía chân sau nhiều để giảm góc phóng bóng, đưa bóng bật đi ra thấp hơn với thông thường.
+ Vị trí bóng liên quan đến khoảng cách với cơ thể:
Vị trí của bóng cũng sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa gậy và cơ thể. Những chiếc gậy dài hơn thì đương nhiên yêu cầu bạn đặt vị trí bóng xa hơn so với cậy gậy cán ngắn
Có hai trường phái về vị trí bóng ở trường hợp này:
Tuy nhiên có một chú ý: Dù bóng được xác định ở vị trí nào so với mục tiêu hay cơ thể, thì bạn cần đặt phần đế mặt gậy nằm phẳng trên mặt đất thay vì ngửa hay gập xuống.
+ Vị trí bóng so với chiều cao của mặt đất:
Bất cứ khi nào phát bóng từ khu vực Teebox, bạn được phép đặt bóng trên một cái tee cắm xuống mặt đất. Theo lý thuyết thông thường, khi phát bóng bằng gậy Driver, thì tâm bóng sẽ nằm ngang với phần trên cùng của đầu gậy (Hay gọi phần mũ, hay vương miện) – đây là chiều cao lý tưởng. Quy tắc này cũng được áp dụng với những cây gậy gỗ, hay rescues tuy nhiên bóng sẽ được cắm gần như sát xuống đất ở các loại gậy này do tính ổn định tốt hơn.
Ngoài ra việc sử dụng gậy sắt đánh bóng trên tee cũng cần được tính toán kỹ càng. Gậy càng ngắn với độ mở mặt lớn dần thì việc sục mặt gậy bên dưới Tee càng cao. Điều này dẫn đến việc bóng bay với quỹ đạo bổng hơn và mất khoảng cách như mong muốn.
Ngoài cách đặt chân của bạn so với quả bóng, cách bạn định vị giữa hai chân cũng có thể khác nhau. Trong trường hợp này là cách chúng được định vị so với nhau vệ độ rộng và độ loe của bàn chân.
+ Độ rộng của thế đứng:
Khoảng cách giữa hai bàn chân của bạn có thể thay đổi tùy theo từng cú đánh trong gôn. Một số cú đánh yêu cầu hai chân của bạn phải gần nhau và những cú khác yêu cầu chân của bạn phải đặt cách xa nhau.
- Thế đứng rộng cho phép người chơi có sự vững trãi, ổn định. Thường được áp dụng với cây gậy Driver, các cây gậy cán dài khi cần tới cú swing với tốc độ lớn – mạnh. Do đó thể đứng phải cực chắc.
- Còn thế đứng với hai chân rộng bằng hai vai là cách đứng phổ biến thông thường của mọi người chơi. Nó hợp lý và vừa phải cho gần như mọi loại vậy, kể cả gậy Driver và những cây gậy cán dài. Nhưng nó sẽ rất ổn định khi sử dụng trọn bộ gậy sắt.
- Độ rộng hai chân hẹp thường thấy ở những pha xử lý bóng tầm gần bằng những cây gậy kỹ thuật, thậm chí cả gậy Putter (tuy nhiên những cú putt thì khoảng cách giữa 2 chân cũng tùy thuộc vào thói quen của mỗi người chơi, và cả loại gậy họ sử dụng).
- Tư thế hai chân gần như sát vào nhau. Đây là cú đánh cần ít sự dao động của cơ thể, cần tới độ tĩnh cả phần trên và dưới. Nó phù hợp cho những cú đánh chip gần, quanh green.
+ Độ loe của bàn chân:
Độ loe của bàn chân ở thế đứng cũng tùy thuộc vào mục đích và cách chơi của mỗi người. Dưới đây là 4 hình thức:
- Hai chân vẫn vuông góc với đường mục tiêu: hai bàn chân không loe ra ở tư thế này. Bàn chân gần như vuông góc với đường mục tiêu. Đây gần như là cách đứng chuẩn theo lý thuyết dễ dàng định hướng cơ thể với hướng bóng muốn đánh.
-Chân trước loe ra: việc mở chân trước ra hơn sẽ có thêm khoảng trống khi follow through – tức là lúc mặt gậy đi qua bóng, cho phép bạn xoay trọn vẹn cơ thể khi vào bóng.
- Chân sau loe ra: việc mở chân sau rộng hơn sẽ giúp những người gặp vấn đề về sự linh hoạt khi đưa gậy về sau lúc backswing, khó khăn cho cú xoay hông và vai.
- Cả hai chân đều loe ra khi đứng: thế đứng này giúp người chơi có một sự thoải mái tổng hòa cho cả việc xoay về sau cũng như đánh bóng đi. Về lý thuyết là vậy nhưng thực tế tư thế này làm giảm biên độ swing của bạn đi một chút, cũng không dễ để xoay hoàn toàn theo cả hai hướng.
Cách đặt chân so với hướng mục tiêu là điều căn bản mà bất cứ golfer nào cũng cần phải nắm vững. Việc lên sân bị lừa mắt hay đưa bóng không đến được đúng vị trí cần thiết cũng có xuất phát không nhỏ từ cách ngắm hướng.
Đứng vuông góc với hướng mục tiêu:
Đây là cách đứng thông thường và theo lý thuyết chuẩn. Theo đó tưởng tượng có một đường thẳng nối hai chân, sao cho nó song song với hướng thẳng đến mục tiêu. Nếu nối đường thẳng từ hai chân và hướng mục tiêu thì đó sẽ là đường vuông góc.
Đứng mở với hướng mục tiêu:
Theo đó chân trái và phải đều xoay theo hướng chéo mở so với mục tiêu. Chân trái sẽ lùi một chút so với thông thường.
Đứng đóng với hướng mục tiêu:
Ở thế đứng này, đường thẳng nối hai chân sẽ cắt đường mục tiêu về phía trước. Chân phải sẽ lùi thấp hơn so với chân trái.
Mối liên hệ giữa tay và bóng được thông qua cách bạn cầm gậy. Có nhiều kiểu cầm gậy khác nhau
Có 3 kiểu cầm gậy chính:
Vardon: Đây là kiểu được sáng tạo bởi huyền thoại Harry Vardon, hay còn gọi là kiểu cầm Overlaping. Với nhiều tay golf có ngón tay ngắn hay trẻ em, việc móc ngón út của tay này với ngón tay út của tay kia gặp khó khăn. Họ chỉ cần đặt ngón út gá lên ngón trỏ là được.
Interlocking: Đây là kiểu chặt hơn một chút khi ngón út sẽ móc vào với ngón trỏ. Kiểu này sẽ tạo ra sự kết nối chặt chẽ hơn giữa 2 bàn tay và là sự triển khai tuyệt vời từ kiểu Overlaping.
Baseball: Kiểu cầm bóng chày. Đơn giản là ngón út của tay trên và ngón trỏ tay dưới bám liết sát vào nhau khi cầm gậy theo vì móc, hay gá lên nhau. Kiểu cầm gậy này phù hợp nhất cho những người chơi golf nhỏ tuổi hoặc những người có vấn đề về ngón tay hoặc khớp khiến họ không thể vung gậy thoải mái bằng bất kỳ phương pháp nào khác.
Thực tế kiểu cầm gậy liên quan đến phù hợp với cá nhân, sở thích thói quen hơn. Nó không phân biệt đâu là cách cầm đúng hay sai, chuyên nghiệp hay nghiệp dư
Căn gậy với tay cầm:
Cách bàn tay và ngón tay căn chỉnh đối với tâm của cán gậy sẽ tạo ra kiểu nắm gậy khác nhau.
Neutral grip (Kiểu nắm gậy căn giữa): Kiểu này giúp tạo ra độ bắm chặt gậy cân bằng. Có một hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ của tay phải người chơi golf. Kiểu này phù hợp với hầu hết các golfer khi phần tâm cán gậy nằm chính giữa chữ V của tay phải.
Stronger grip (Kiểu nắm gậy lệch phải tâm cán gậy): Golfer có xu hướng đánh bóng Draw có xu hướng cầm gậy kiểu này. Kiểu thiết lập tay cầm này ngón cái cũng như bàn tay phải xoay ra ngoài xa hỏi tâm cán gậy. Lúc này chữ V được tạo bởi ngón cái và ngón trỏ hướng thắng sang vai phải người chơi.
Weaker grip (Kiểu nắm gậy lệch trái tâm cán gậy): Golfers có xu hướng đánh Fade với những cú đánh bóng của họ sẽ thường có cách cầm này. Theo đó ngón cái và bàn tay xoay vào trong so với tâm cán gậy. Chữ V được tạo bởi ngón cái và ngón trỏ của tay phải sẽ chỉ về phía vai trái.
Ngón cái tay trái vươn dài, hay lùi ngắn lại:
Thực tế ngón cái tay trái vươn lên hay thu ngắn lại có liên quan đến việc đặt cán gậy trong lòng bàn tay. Nếu người chơi cầm gậy với việc một phần nắm ở ngón tay, phần còn lại ở lòng bàn tay, thì ngón cái trái sẽ thu ngắn hơn. Trong khi đó cách cầm gậy toàn bộ nằm ở ngón tay, thì ngón cái tay trái sẽ đẩy về trước dài hơn.
Kiểu cầm gậy bằng cả ngón tay và lòng bàn tay: Khi đó phần báng gậy trên sẽ nằm ở đốt thứ 2 của ngón trỏ, phần còn lại sẽ chéo vào lòng bàn tay.
Kiểu cầm gậy bằng tất cả ngón tay: Khi đó phần báng gậy trên nằm ở đốt thứ 2 ngón trỏ, phần ngoài cùng sẽ nằm ở đốt 1 ngón út.
Độ nắm chặt của cầm gậy:
Người ta lấy vị dụ rất tiêu biểu là hãy tưởng tượng cách cầm gậy giống như bạn đang nắm một con chim trong bàn tay. Nếu cầm quá chặt thì con chim chết, mà cầm lỏng qua nó sẽ bay đi. Một cách cầm vừa phải sẽ để tạo độ linh hoạt giữa tay và gậy là xu thế được khuyến khích hơn cả.