Thứ 6, 29 Tháng 3 2024 Hà Nội °C

“Chẳng ai nhớ người về nhì cả.” – Jack Nicklaus

Kiến thức

Kiến thức golf cơ bản: Giải thích 6 loại sân golf khác nhau

Kiến thức golf cơ bản: Giải thích 6 loại sân golf khác nhau

1. Links course (Sân golf gò cát)

Đầu tiên trong danh sách này là loại sân golf lâu đời và phổ biến nhất, sân golf gò cát hay còn thường được nhắc tới với tên tiếng anh Links course. Mặc dù có rất nhiều sân golf tự nhận thuộc dạng links, chỉ phần lớn sân tại Scotland, Ireland và Anh Quốc là thực sự nằm trong hạng mục này. Sân links tại các nước này đều có vị trí địa lý trải dọc theo bờ biển cũng như sử dụng đất cát làm thềm ở phía dưới. Một trong những điểm ưu thế của đất cát đó là khả năng ráo nước rất nhanh, khiến cho mặt sân giữ được độ chắc đồng đều và ổn định.

Tuy nhiên, gò cát không phải là đặc điểm nổi bật duy nhất của sân golf dạng links. Bên cạnh đó, mặt sân gồ ghề và không có thực vật bao quanh cũng thường được mọi người nghĩ tới khi nhắc đến các sân links, qua đó khiến gió có ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, sân dạng links thường sở hữu các pot bunker hơn so với loại bunker kích thường lớn đặc trưng tại các sân golf ở Mỹ. Các sân golf links tiêu biểu nhất có thể kể đến đó là St. Andrews Old Course, Royal Troon, Lahinch.

OldCourse

Hiện nay, các kiến trúc sư phải tìm cách tái hiện những đặc điểm đặc trưng của sân golf dạng links tại những nơi mà về mặt kỹ thuật không thích hợp để xây dựng. Họ sẽ chọn những địa điểm thoáng và rộng rãi, sau đó cố gắng khiến mặt sân có cảm giác gồ ghề tự nhiên. Tuy nhiên trên thực tế, đây chỉ là các sân golf links nhân tạo.

2. Parkland course (Sân golf công viên)

Các sân golf dạng parkland có vị trí ở sâu trong đất liền, cách xa với bờ biển. Đúng như với tên phân loại, sân parkland thường sở hữu rất nhiều thực vật như cây cối hay các bãi cỏ xanh mướt. Phần lớn địa hình của sân golf dạng này đều là nhân tạo, được lên kế hoạch từ trước và sau đó thực hiện qua quá trình xây dựng. Do đó, việc thường xuyên chăm sóc và tỉa tót là điều rất quan trọng để duy trì vẻ đẹp của sân. Tất cả những công việc nói trên khiến chi phí xây dựng cũng như chăm sóc sân golf dạng parkland là rất lớn và kì công. Augusta National có thể được coi là cái tên điển hình nhất cho dạng sân này

augusta-national-getty

Sân golf Augusta (Ảnh: Getty Images)

3. Heathland course (Sân golf cổ)

Cũng như sân golf links, các sân dạng heathland hầu hết chỉ được tìm thấy tại Anh. Đặc điểm của các sân heathland là sự pha trộn giữa hai dạng đã được nhắc tới ở trên, links và parkland. Bạn sẽ thấy các sân dạng này với các loại thực vật đặc trưng như cây thạch nam (màu tím), cây kim tước hoa, và được phủ bởi loại cỏ thô. Do phần lớn các loại thực vật kể trên đều không yêu cầu việc chăm chút thường xuyên và là các loại cây lùn, sân heathland trông thoáng hơn so với các sân parkland. Địa hình của sân dạng heathland tương đối giống với các sân dạng links, nơi sở hữu mặt sân gồ ghề và loại đất thềm chủ đạo là đất cát. Các cái tên nổi bật của dạng sân này bao gồm Working Golf Club, Sunningdale Golf Club, và Alwoodley Golf Club.

4. Sandbelt course

Khu vực bãi cát nằm phía ngoài Melbounre, Úc là ngồi nhà của những sân golf được đánh giá hàng đầu thế giới. Đặc trưng của khu vực này là kết quả của một trận lũ lụt thời tiên sử, để lại những vùng trũng có độ sâu lên tới 80m. Bên cạnh đó, loại đất tại khu nơi này được đánh giá là hoàn hảo cho mục đích chơi và xây dựng sân golf. Không chỉ phù hợp cho việc tạo ra những hố cát sâu và rộng, chúng còn tạo ra những dốc thẳng đứng ngay cạnh green. Bên cạnh những cái tên nổi bật như Royal Melbourne Golf Club hay Heath Golf Club, Royal Melbourne’s West được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Alister MacKenzie và xây dựng trong những năm 20 của thể kỉ trước luôn được coi là “vua” của dạng sân sandbelt.

royal-melbourne

Sân Melbourne Royal (Ảnh: Getty Images)

5. Stadium/Championship course

Đơn giản như tên gọi của những sân golf này, chúng được thiết kế và xây dựng với mục đích tổ chức các giải đấu golf bất kể nhỏ hay lớn. Mặc dù nằm trong cùng một hạng mục, Stadium course và Championship course có nguyên lý thiết kế không phải là hoàn toàn giống nhau. Trong khi Championship course gây nhiều khó khăn hơn cho các golfer thi đấu, Stadium course được thiết kế với mục tiêu giúp khán giả thưởng thức golf một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Người hâm mộ khi theo dõi trực tiếp trên sân có thể quan sát khu vực thi đấu rõ ràng từ những khu gò sở hữu tầm nhìn thoáng. Các hố golf của cũng chạy song song với nhau rồi cuối cùng quy tụ tại một điểm trung tầm là Clubhouse. Nhờ vậy mà khán giả có thể xem nhiều hồ mà mất ít thời gian di chuyển hơn so với các loại sân khác.

6. Par-3 course

Khác với các loại sân trên, sân dạng par-3 thường được coi là “sân golf mini.” Chúng thường có kích thước nhỏ hơn, thời gian hoàn thành ngắn hơn và phù hợp với các đối tượng như: người mới chơi, trẻ con hay các golfer lớn tuổi.

GolfEdit.com

Tin liên quan: Kiến thức

Tin gợi ý

Hội Golf đồng hành

golfedit
golfedit
golfedit
golfedit
golfedit

Đối tác

golfedit
golfedit
@2012 Bản quyền bởi GolfEdit.com
Phát triển bởi